Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là từ 30 – 60 tuổi, tỷ lệ nam giới mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, các động tác thay đổi tư thế đột ngột, gò bó, rung xóc, chấn thương,… là những nguyên nhân chính làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy sự xuất hiện và tái phát của bệnh đau thần kinh tọa.

than-kinh-toa-1522

Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa do đâu?

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Đây là dây thần kinh chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân. Do vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ như: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, các tổn thương thực thể khác nhau ở vùng thắt lưng, bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh tọa, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do đái tháo đường, lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ…

Trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng do đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống. Khi chúng ta khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ khiến nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm vỡ gây đau cấp tính.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh đau thần kinh tọa 

Biểu hiện đặc trưng của bênh đau thần kinh tọa là các cơn đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 và rễ thần kinh sống 1. Ngoài ra, tùy từng cơ địa người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

– Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.

– Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người .

nguyen-nha-gay-dau-day-than-kinh-toa
– Khó cúi người xuống vì đau.

– Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá….).

– Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi,…

– Nếu tình trạng đau kéo dài có thể xuất hiện teo cơ bên chân đau.

Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nặng sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Tùy theo tổn thương, người bệnh có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng nữa thì chân đau sẽ bị tê bì mất cảm giác, có thể không tự chủ được trong việc đại tiểu tiện.

Cách hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đau dây thần kinh tọa

Ngày nay, các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh cứu người ngày càng phát triển lớn mạnh và hiện đại. Liệu pháp xung kích xương cùng cũng là một trong những liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp nói chung , bệnh đau dây thần kinh tọa nói riêng được cả giới chuyên môn lẫn người bệnh tín nhiệm và đánh giá cao.

thuoc-chua-tri-benh-dau-day-than-kinh-toa-hieu-qua-1

Ưu điểm nổi trội của liệu pháp là:

_ Thời gian hỗ trợ điều trị ngắn, hiệu quả lâu dài.

_ Làm lành vết thương cục bộ .

_Hồi phục tế bào  thân kinh gốc và tính năng dẫn truyền thần kinh.

_ Không gây đau đớn trong phẫu thuật, không cần nằm viện,không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc .

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh, hãy trò chuyện với chuyên gia tư vấn của phòng khám Đông Phương – 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội. Chúng tôi làm việc tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ và chủ nhật) nên bạn có thể đến khám và hỗ trợ điều trị bất cứ lúc nào.

Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bạn.

Hotline: 01252 988 688

SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐÔNG PHƯƠNG CHÚNG TÔI!

*Lưu ý: Kết quả trị liệu phụ thuộc vào cơ địa mỗi người!